1. Công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) là gì?
Artificial Intelligence hay còn được gọi với cái tên quen thuộc là Trí thông minh nhân tạo hoặc Trí tuệ nhân tạo. Đây là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính và là trí tuệ do con người lập trình ra. Với mục đích tự động hoá các hành vi thông minh như con người, đồng thời mang tính chuẩn xác cao hơn để từ đó cắt giảm bớt nhân công.
![](https://static.wixstatic.com/media/d3cf4e_440241f8c6e04f1c9a5e33e4216bd3dd~mv2.png/v1/fill/w_780,h_520,al_c,q_90,enc_auto/d3cf4e_440241f8c6e04f1c9a5e33e4216bd3dd~mv2.png)
Khả năng suy nghĩ độc lập chính là một trong những sự khác biệt điển hình giữa trí thông minh nhân tạo với các lập trình logic trước kia. Lúc trước mọi thứ đã được lập trình sẵn và các cỗ máy chỉ việc thực hiện theo trình tự logic do con người đặt ra.
Thế nhưng ngày nay, công nghệ này đã có tính năng xem xét tình huống và sẽ chọn ra phương pháp tối ưu nhất. Từ đó chúng giúp tiết kiệm chi phí tối đa và vận hành công việc một cách hiệu quả hơn. Không những vậy mà trí tuệ nhân tạo còn đề xuất một số ý kiến mới giúp con người hoàn thiện hơn ở nhiều mặt ý tưởng.
2. Những loại AI hiện tại đang được sử dụng
Có 4 loại trí tuệ nhân tạo đang được sử dụng phổ biến tính đến thời điểm hiện tại. Tụi mình sẽ đi chi tiết hơn với từng loại thông qua nội dung dưới đây.
2.1. Công nghệ AI phản ứng (Reactive Machine)
Reactive Machine là công nghệ AI phản ứng có khả năng phân tích những động thái khả thi nhất của chính mình với đối thủ. Từ đó chúng sẽ đưa ra giải pháp hay hành động tối ưu nhất.
![](https://static.wixstatic.com/media/d3cf4e_b93d0cfe655245cf8cc25e399fd75349~mv2.png/v1/fill/w_780,h_520,al_c,q_90,enc_auto/d3cf4e_b93d0cfe655245cf8cc25e399fd75349~mv2.png)
Ví dụ: Vào những năm 1990, Deep Blue – chương trình tự động chơi cờ vua của IBM đã đánh bại kì thủ thế giới – Garry Kaspar. Deep Blue có thể xác định được nước cờ và dự đoán các bước đi tiếp theo của đối thủ. Tuy nhiên chúng lại không có ký ức, đồng thời cũng không thể sử dụng những kinh nghiệm có trong quá khứ để huấn luyện tiếp tục trong tương lai.
2.2. Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế
Khác với Reactive Machine ở trên, hệ thống Artificial Intelligence ở phía dưới lại có khả năng sử dụng được những kinh nghiệm trong quá khứ để đưa ra một số quyết định ở tương lai. Một số chức năng ra quyết định này sẽ có mặt trong các loại thiết bị không người lái, chẳng hạn như xe, tàu ngầm hoặc máy bay drone.
![](https://static.wixstatic.com/media/d3cf4e_c46365d196ac4704a63af7c0756c57e6~mv2.png/v1/fill/w_780,h_520,al_c,q_90,enc_auto/d3cf4e_c46365d196ac4704a63af7c0756c57e6~mv2.png)
Chúng kết hợp với các cảm biến môi trường xung quanh có thể dự đoán một số tình huống và đưa ra giải pháp tối ưu cho thiết bị. Vậy nên chúng sẽ được sử dụng để đưa ra hành động ở các bước tiếp theo.
2.3. Lý thuyết của trí tuệ nhân tạo
Lý thuyết của trí tuệ nhân tạo là các công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể tự mình học hỏi, suy nghĩ và áp dụng những cái đã học vào một số việc cụ thể. Tuy nhiên ở hiện tại thì công nghệ trên vẫn là phương án chưa được khả thi.
2.4. Tự nhận thức
Lúc này, hệ thống trí tuệ nhân tạo đã có khả năng tự nhận thức về bản thân, chúng có ý thức và khả năng hành xử y hệt con người. Không những vậy mà chúng còn có thể bộc lộ và hiểu được cảm xúc của những người khác. Tuy nhiên loại công nghệ này vẫn chưa hoàn toàn khả thi.
3. Những lĩnh vực hot nhất đang sử dụng trí tuệ nhân tạo ngày nay
3.1. Lĩnh vực sản sinh ngôn ngữ tự nhiên (Nature Language Generation, NLG)
Cũng giống như con người, Artificial Intelligence có thể tự soạn thảo tài liệu cho mình sao cho phù hợp với tính chất công việc được giao. Cũng như thực hiện các kế hoạch hay thực thi các phương án tối ưu mà chúng học hỏi được từ con người.
![](https://static.wixstatic.com/media/d3cf4e_c759e43e00454a848810157ece6712aa~mv2.png/v1/fill/w_780,h_520,al_c,q_90,enc_auto/d3cf4e_c759e43e00454a848810157ece6712aa~mv2.png)
Chẳng hạn như sự xuất hiện của chatGPT trong năm nay đã khiến dư luận bàn tán vô cùng sôi nổi. Điểm ấn tượng của hệ thống chatbot này chính là khả năng tạo ra văn bản nhanh chóng với những từ khoá vô cùng đơn giản. 3.2. Lĩnh vực sức khỏe Trí tuệ nhân tạo cũng góp phần lớn công sức trong việc cải thiện tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân và giảm bớt các chi phí điều trị. IBM Watson chính là một trong những công nghệ chăm sóc sức khoẻ tốt nhất ở hiện tại. Chúng có thể hiểu được ngôn ngữ tự nhiên và phản hồi được một số câu hỏi đến từ khách hàng. Ngoài ra hệ thống còn khai thác dữ liệu bệnh nhân hay các dữ liệu có sẵn để tạo ra giả thuyết. Từ đó chúng sẽ cho ra kết quả và trình bày lược đồ đáng tin cậy. Ngoài ra, một số ứng dụng khác có thể kể đến như chatbot hay chương trình máy tính trực tuyến để giải đáp, trả lời câu hỏi của khách hàng. Đồng thời chúng sẽ lên lịch sắp xếp các cuộc hẹn, trợ giúp một số quá trình thanh toán của bệnh nhân và cung cấp một số phản hồi y tế cơ bản. 3.3. Ngành giáo dục Việc vận dụng trí thông minh nhân tạo trong ngành giáo dục (phần mềm giáo dục, trò chơi) giúp cải thiện và nâng cao trình độ của con người. Không những vậy mà chúng còn có khả năng theo dõi quá trình học tập của các học sinh, giúp giáo viên có thể biết và điều chỉnh kịp thời bài học sao cho hợp lý.
![](https://static.wixstatic.com/media/d3cf4e_b6ee42a1489245aeab777e2d107d4aa8~mv2.png/v1/fill/w_800,h_600,al_c,q_90,enc_auto/d3cf4e_b6ee42a1489245aeab777e2d107d4aa8~mv2.png)
3.4. Ngành vận tải Trí thông minh nhân tạo cũng được ứng dụng trong ngành vận tải qua một số phương tiện giao thông tự lái, đặc biệt là trong ngành ô tô. Việc này đã đem lại những lợi ích kinh doanh đáng kể, giảm bớt chi phí và hạn chế các rủi ro gây tai nạn giao thông,… 3.5. Ngành sản xuất Tại nhà máy FANUC, Nhật Bản đã ứng dụng nền tảng trí thông minh nhân tạo vô cùng thành công trong việc sản xuất và sử dụng robot để tạo ra thêm 5000 con robot mỗi tháng. Đặc biệt, mà các robot này còn có thể tự xây dựng, kiểm tra và giám sát lẫn nhau. Ngoài ra, Artificial Intelligence còn có khả năng phát hiện lỗi trong dây chuyền sản xuất, đảm bảo chất lượng đầu ra sản phẩm. Không những vậy mà chúng còn hỗ trợ tổng hợp, phân tích dữ liệu và tối ưu hoá quy trình sản xuất. 3.6. Hệ thống máy học (Machine Learning) Machine Learning cung cấp các thuật toán, API, các công cụ phát triển và huấn luyện dữ liệu,… Cũng như các công nghệ điện toán để thiết kế, triển khai các mô hình máy học vào trong các tiến trình, ứng dụng hay máy móc hiệu quả.
![](https://static.wixstatic.com/media/d3cf4e_84d563a38cbf4e2d94bffd9a08015b4e~mv2.png/v1/fill/w_691,h_409,al_c,q_85,enc_auto/d3cf4e_84d563a38cbf4e2d94bffd9a08015b4e~mv2.png)
3.7. Nền tảng Deep Learning
Deep Learning là một lĩnh vực đặc biệt nằm trong Machine Learning. Đây là chương trình chạy trên một mạng thần kinh nhân tạo và chúng có khả năng huấn luyện máy tính học được một lượng lớn thông tin, dữ liệu.
4. Lợi ích của trí tuệ nhân tạo (AI)
4.1. Phát hiện, phòng tránh các rủi ro
Trí tuệ nhân tạo giúp con người dự báo trước một số rủi ro như: dịch bệnh, động đất, sóng thần, mối nguy hại trong kinh doanh,… Hay các mối nguy hại tiềm ẩn và đồng thời hạn chế một số thiệt hại mang đến cho con người.
4.2. Hạn chế dùng sức lao động con người
Một số các robot có vận dụng trí tuệ nhân tạo sẽ khiến cho nền công nghiệp và đời sống của con người trở nên tốt hơn. Con người không phải tốn nhiều sức lao động trong sản xuất, vận hành bởi các robot sẽ giúp họ làm được điều đó.
4.3. Xóa bỏ rào cản ngôn ngữ
Nhờ có nền công nghệ AI mà việc giao tiếp giữa người với người (khác Quốc gia) trở nên thoải mái và tiếp xúc dễ dàng hơn. Từ đây, con người có thêm nhiều cơ hội học hỏi, giao lưu và làm việc khắp nơi trên thế giới.
4.4. Cá nhân hóa
Trí thông minh nhân tạo có thể đánh giá đối tượng hay thích ứng, học hỏi từ người mà chúng sẽ phục vụ. Từ đó, Artificial Intelligence sẽ đưa ra phản ứng phù hợp với từng đối tượng khác nhau.
5. Những mặt trái của công nghệ trí tuệ nhân tạo hiện nay
Bên cạnh những lợi ích của trí thông minh nhân tạo, cũng tồn tại một số rủi ro nguy hiểm khá cao. Một ví dụ là Sophia, robot trí tuệ nhân tạo đầu tiên có quyền công dân trên thế giới, được thiết kế để có khả năng suy nghĩ và hành động giống con người, đồng thời trang bị trí thông minh nhân tạo.
![](https://static.wixstatic.com/media/d3cf4e_cc035db34e0b45cd80d1fd6478ac3ab4~mv2.png/v1/fill/w_780,h_520,al_c,q_90,enc_auto/d3cf4e_cc035db34e0b45cd80d1fd6478ac3ab4~mv2.png)
Mục tiêu của việc tạo ra Sophia là tạo ra một con robot có ý thức, có khả năng sáng tạo và hỗ trợ con người trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, điều này cũng gây ra nhiều tranh cãi. Trí thông minh nhân tạo liên tục được cải tiến và phát triển, vượt trội hơn con người với tốc độ tính toán cực nhanh, ít lỗi lầm, không mệt mỏi và không cần quan tâm, chăm sóc từ người khác. Vấn đề nổi lên là con người phải tốn nhiều năm để học và tích lũy kinh nghiệm, trong khi trí thông minh nhân tạo chỉ cần được lập trình để có thể làm việc hiệu quả hơn với chi phí thấp hơn nhiều so với việc nuôi dạy con người. Điều này khiến ta cân nhắc liệu sự tồn tại của con người có trở nên dư thừa và vô dụng hay không. Gần đây, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong các hệ thống vũ khí tự động lựa chọn và tấn công mục tiêu đã gây tranh cãi lớn. Nhiều người cho rằng hệ thống này có thể đe dọa an ninh quốc tế và có khả năng tạo ra nguy cơ thúc đẩy Chiến tranh thế giới lần thứ 3, sau súng đạn và bom nguyên tử. Nhìn chung, sự xuất hiện của trí thông minh nhân tạo vẫn mang nhiều nguy cơ tiềm ẩn đáng lo ngại. Chúng vẫn còn những nhược điểm như chi phí cao, tính linh hoạt thấp và khả năng sáng tạo. Đặc biệt, có nguy cơ gây thất nghiệp cho nhiều người lao động. Chúng ta cần lưu ý và cân nhắc cẩn thận trong việc sử dụng và phát triển trí thông minh nhân tạo.
Comments