top of page

Kỷ nguyên Trí tuệ nhân tạo(AI) và tương lai công nghệ

1. AI (Artificial Intelligence) là gì? Trí tuệ nhân tạo, hay được gọi là AI (Artificial Intelligence), là một lĩnh vực trong công nghệ, mà con người lập trình nhằm mục tiêu là làm cho máy tính có khả năng tự động thực hiện các hoạt động thông minh tương tự như con người. Công nghệ AI khác biệt so với việc lập trình logic trong các ngôn ngữ lập trình thông thường. Các ứng dụng AI thường sử dụng kỹ thuật học máy (machine learning) để mô phỏng trí tuệ của con người và cải thiện khả năng xử lý so với máy tính. Cụ thể, AI cho phép máy tính thực hiện những việc mà trước đây chỉ có con người mới có thể làm được, như: suy nghĩ và lập luận logic để giải quyết các vấn đề, giao tiếp thông qua việc hiểu ngôn ngữ và tiếng nói, tự học và thích nghi với môi trường và tình huống mới.

Bằng cách ứng dụng trí tuệ nhân tạo, các thiết bị – máy móc sẽ học được cách xử lý, khả năng thích ứng và học hỏi tốt nhằm mang lại hiệu quả công việc tốt, vận hàng mọi thứ trơn tru, mượt mà hơn so với các thiết bị máy móc thông thường. 2. Ưu và nhược điểm của AI Công nghệ trí tuệ nhân tạo, hay AI, đang là một trong những lĩnh vực công nghệ đột phá và hứa hẹn thay đổi cuộc sống của chúng ta một cách toàn diện. Từ việc cải thiện hiệu suất sản xuất và đơn giản hóa công việc hàng ngày cho đến tạo ra những ứng dụng mới mẻ và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, AI đang tiếp tục thúc đẩy sự tiến bộ trong nhiều lĩnh vực khác nhau.


Tuy nhiên, như mọi công nghệ, AI cũng đi kèm với cả ưu và nhược điểm. Trong phần này, chúng ta sẽ khám phá sâu hơn về những lợi ích mà công nghệ trí tuệ nhân tạo đem lại, như sự tự động hoá và tăng cường khả năng xử lý thông tin, cũng như những thách thức và rủi ro mà nó có thể mang lại, như mất việc làm và vấn đề đạo đức liên quan đến quyền riêng tư và an ninh thông tin. Hiểu rõ cả hai mặt của đồng tiền AI sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về vai trò và tác động của công nghệ này trong xã hội và cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

2.1. Ưu điểm

  • Phát hiện và ngăn ngừa rủi ro: Công nghệ trí tuệ nhân tạo giúp con người dự báo được nhiều mối nguy cơ tiềm ẩn nhằm hạn chế tối đa thiệt hại không đáng có

  • Xoá bỏ rào cản ngôn ngữ khi giao tiếp: Ngôn ngữ là cầu nối những cũng là rào cản lớn khiến con người không thể tiếp cận gần nhau hơn cũng như học hỏi những nguồn tri thức mới hơn. AI giúp con người đến từ mọi quốc gia có thể nói chuyện và giao tiếp với nhau dễ dàng hơn. Điều đó sẽ tạo thêm được nhiều cơ hội trao đổi văn hoá, làm việc đa quốc gia.

  • Sức lao động của con người được giảm thiểu: Khi ứng dụng công nghệ AI vào máy móc thì các thiết bị được cài đặt sẽ thực hiện tốt công việc được định sẵn giúp tiết kiệm được nguồn nhân lực.

  • Cá nhân hoá: Trí tuệ nhân tạo sẽ thực hiện đánh giá và học hỏi nhanh chóng đối tượng mà mình phục vụ để cải thiện tốc độ phản hồi nhanh hơn trong quá trình vận hành.

  • Giải phóng sức sáng tạo: Công nghệ AI có thể thay thế con người để đảm nhiệm những dạng công việc như đánh giá dữ liệu, giao tiếp với khách hàng… từ đó sẽ tạo điều kiện và cho phép con người có thể tập trung vào khả năng sáng tạo của bản thân, phát triển chuyên môn bài bản, chuyên sâu hơn.

2.2. Nhược điểm Sự thay thế cho con người: Nếu công nghệ trí tuệ nhân tạo tiến bộ đến mức cao hơn, ví dụ như robot Sophia yêu cầu được cấp quyền công dân và các robot AI khác có khả năng xử lý tính toán nhanh chóng, không gặp sai sót và không có cảm giác đau ốm hay mệt mỏi, thì tương lai của con người sẽ trở nên như thế nào?


Lạm dụng với mục đích tiêu cực: Hiện tại, đã xuất hiện nhiều trường hợp sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để chế tạo và sử dụng vũ khí tự động, điều này đã gây ra tác động tiêu cực về mặt đạo đức. 3. Các loại trí tuệ nhân tạo hiện nay Loại 1: AI phản ứng AI phản ứng là loại trí tuệ nhân tạo có có khả năng phân tích nhanh những động thái khả thi nhất của bản thân và đối thủ để đưa ra được giải pháp tốt nhất. Ví dụ nổi bật của AI phản ứng chính là Deep Blue, đây là một chương trình chơi cờ vua được tạo IBM tạo ra, Deep Blue sở hữu khả năng xác định và phán đoán nước cờ tiếp theo của đối thủ sau đó đưa ra nước đi khắc chế hợp lý. Loại 2: AI với bộ nhớ hạn chế Đặc điểm của AI với bộ nhớ hạn chế chính là khả năng dùng kinh nghiệm có được trong quá khứ để đưa ra những quyết định trong tương lai. Công nghệ này thường được kết hợp với cảm biến môi trường xung quanh với mục đích dự đoán các trường hợp có thể xảy ra và đưa ra hướng giải quyết tốt nhất cho thiết bị. Ví dụ đối với hệ thống xe không người lái, nhiều cảm biến được lắp xung quanh xe và ở đầu xe để tính toán, ước lượng được khoảng cách với các xe phía trước, công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ dự đoán khả năng xảy ra va chạm, từ đó sẽ điều chỉnh tốc độ di chuyển thích hợp nhằm giữ an toàn cho xe. Loại 3: Lý thuyết trí tuệ nhân tạo Công nghệ trí tuệ nhân tạo này có khả năng học hỏi cũng như tự suy nghĩ, sau đó sẽ áp dụng những gì học được để thực hiện một hành động cụ thể. Hiện nay, công nghệ này vẫn chưa trở thành nên khả thi.

Loại 4: AI Tự nhận thức AI này có khả năng tự nhận thức về bản thân, có ý thức riêng và hành xử như con người. Thậm chí, chúng còn có khả năng bộc lộ cảm xúc và hiểu được cảm xúc của con người. Đây là bước phát triển cao nhất của trí tuệ nhân tạo cho đến thời điểm hiện tại nhưng công nghệ này vẫn chưa thực sự khả thi. 4. Tiềm năng ứng dụng của AI trong thực tế và tương lai Trí tuệ nhân tạo, hay AI, đã từng tỏ ra là một lĩnh vực đầy tiềm năng và hứa hẹn mang đến sự thay đổi to lớn trong thực tế và tương lai. Cùng với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ, khả năng ứng dụng của AI ngày càng trở nên đa dạng và mở ra những triển vọng tuyệt vời trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Thị giác máy tính: Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để nhận diện và phân tích thông tin hình ảnh, từ đó thực hiện chuyển đổi sang tín hiệu số và xử lý tín hiệu đó. Khi được lắp đặt, ứng dụng này có thể được lập trình để có khả năng nhìn xuyên tường nhằm nhận dạng chữ ký và phân tích hình ảnh trong lĩnh vực y tế. Điều khiển – Tự động hoá: Trí tuệ nhân tạo tích hợp vào công nghệ sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp, giúp máy móc trong các dây chuyền sản xuất hoạt động hoàn toàn tự động và xử lý khối lượng công việc lớn một cách chính xác. Vận tải: Công nghệ trí tuệ nhân tạo được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực vận tải nhằm đạt tiêu chí tự lái và tự vận hành. Việc này cải thiện lợi ích kinh tế, giảm chi phí và hạn chế tai nạn đe dọa tính mạng và sức khỏe con người. Robotics: Trí tuệ nhân tạo AI được áp dụng để thực hiện các công việc có độ khó cao cần tính tỉ mỉ và chính xác như sản xuất và lắp ráp xe ô tô hoặc di chuyển các vật thể lớn trong không gian.

Giáo dục: Trí tuệ nhân tạo AI cải tiến công tác giáo dục với nhiều điểm nổi bật như hệ thống chấm điểm, dạy kèm học sinh và quản lý giáo dục tự động hoá. Các phần mềm quản lý giáo dục tích hợp AI cung cấp thông tin về thiếu sót trong giáo dục, đồng thời giúp học sinh - sinh viên học tập dễ dàng bất cứ ở đâu. Truyền thông: Khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo, lĩnh vực truyền thông tạo ra nhiều cách tiếp cận mới với khách hàng tiềm năng. Các công ty, doanh nghiệp tìm đúng nhóm khách hàng mục tiêu dựa trên phân tích nhân khẩu học, hành vi khách hàng và thói quen mua sắm. Dịch vụ: Công nghệ trí tuệ nhân tạo cải thiện ngành dịch vụ, giúp hoạt động tối ưu và vượt trội hơn. AI mang lại trải nghiệm mới cho khách hàng thông qua phân tích và thu thập dữ liệu, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp với nhu cầu của họ. Pháp luật: Công nghệ trí tuệ nhân tạo giúp con người khám phá và sàng lọc thông tin hiệu quả hơn. Quá trình xử lý, tích hợp thông tin và đưa ra mức xử phạt đạt tốc độ nhanh chóng và hiệu quả vượt trội.

0 views0 comments

Comentários


bottom of page